4/2/12

Tóm tắt 9 kỹ năng QLDA cơ bản

1. Kỹ năng quản lý kết hợp - điều phối
Điều phối các bước triển khai dự án.
Xác định mục tiêu – phương pháp quản lý dự án.
Thành lập tiến độ tổng thể.
Thành lập:
    - Biểu đồ tổ chức.
    - Biểu đồ nhân sự.

2. Kỹ năng quản lý phạm vi công việc
Xác định được phạm vi công việc là xác định được công việc cần được quản lý.
Quản lý phạm vi công việc nhằm đảm bảo phạm vi công việc của dự án được ổn định trong thời gian dự án triển khai.
Để triển khai quản lý phạm vi công việc:
    - Kế hoạch đề xuất về phạm vi.
    - Xác định rõ ràng phạm vi với nhà đầu tư.
    - Làm rõ các phạm vi công việc.
    - Quản lý để điều chỉnh phạm vi (nếu cần thiết).

3. Kỹ năng quản lý thời gian
Đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý thời gian của dự án.
Thời gian không thể trở lại nhưng thời gian có thể được linh hoạt hóa.
Xác định được chính xác thời gian cần phải có để quản lý.
Trên cơ sở tiên lượng về thời gian triển khai tiến độ.
Kiểm tra việc thực hiện tiến độ và điều chỉnh cần thiết.

4. Kỹ năng quản lý tài chính
Xác định được kinh phí và quản lý kinh phí trong suốt quá trình dự án.
Cần xác định chính xác kinh phí của dự án trước khi triển khai chi tiết của dự án.
Thiết lập hệ thống để có dự toán kinh phí gần đúng.
Quản lý kinh phí qua đấu thầu và quản lý xây dựng.

5. Kỹ năng quản lý chất lượng
Chất lượng công trình đương nhiên phải được đảm bảo – Quản lý chất lượng không phải là tiêu chí.
Quản lý chất lượng đi đôi với các hệ thống chất lượng trên thế giới như ISO, QSC.v.v.
Thành lập kế hoạch quản lý chất lượng.
Theo dõi và triển khai kế hoạch quản lý chất lượng theo kế hoạch đã định sẵn.

6. Kỹ năng quản lý nhân sự
Vấn đề nhân sự là vấn đề khó khăn nhất trong việc quản lý dự án.
Kế hoạch nhân sự phù hợp với vị trí cho kế hoạch tổng thể.
Thành lập và triển khai nhóm nhân sự cho dự án.
Đào tạo và phát triển các kỹ năng cần thiết trong khi điều hành dự án.

7. Kỹ năng quản lý thông tin liên lạc
Trong việc điều hành dự án 50% công việc là việc phối hợp liên lạc.
Thành lập hệ thống liên lạc để phối hợp các thành viên trong dự án.
Truyền bá các thông tin liên lạc theo hệ thống.
Đảm bảo việc quản lý hệ thống thông tin liên lạc phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn của dự án.

8. Kỹ năng quản lý rủi ro
Mỗi dự án đều có rủi ro, mục đích của quản lý rủi ro là giảm rủi ro nhưng tăng cơ hội thành công.
Phân tích, dự báo để tăng khả năng thành công và giảm thiểu rủi ro.
Phân tích để xác định các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai dự án.
Thành lập các biện pháp để tránh các rủi ro.

9. Kỹ năng quản lý “đấu thầu – mua sắm”
Triển khai dự án nghĩa là đã tiến hành việc “đấu thầu – mua sắm”.
“Đấu thầu - mua sắm” được thông qua các hợp đồng theo luật pháp.
Thành lập các kế hoạch “đấu thầu – mua sắm” từ ban đầu.
Xác định được các yêu cầu “đấu thầu – mua sắm” của dự án để thành lập các tiêu chí.
Quản lý “đấu thầu – mua sắm” hoàn toàn dựa vào hợp đồng đã ký.

0 comments:

Đăng nhận xét